Oleaf Blog
Sữa hạt dưới góc nhìn thực dưỡng
Sữa hạt và các loại hạt ngày nay đã trở thành một phần quan trọng của chế độ ăn uống healthy nhờ vào giá trị dinh dưỡng cao và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Nhưng làm sao áp dụng đúng cách các loại hạt thì mới đem lại những lợi ích về sức khỏe. Hãy cùng Oleaf tìm hiểu về sữa hạt dưới góc nhìn thực dưỡng bạn nhé.
Nội dung bài viết
1. Nguyên liệu làm sữa hạt
Thường chúng ta sẽ dùng các nguyên liệu sau để làm sữa hạt:
- Ngũ cốc: gạo lứt, nếp, ngô, kiều mạch, yến mạch, diêm mạch, kê.
- Các loại hạt: Hạnh nhân, macca, Óc chó, hạt điều, hạt chia, mè đen, hạt lanh, mè vàng, hạt sen, hạt bí…
- Đậu đỗ: Hạt đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu gà. đậu phụng, đậu lăng và nhiều loại đậu khác như đậu tương, pinto, Lima....
- Các loại củ quả có vị ngọt: khoai lang, bí đỏ, củ đậu…
- Tạo vị: đường, chà là, long nhãn, mật mía...
2. Tính âm dương, axit và kiềm
1. Nhóm ngũ cốc có tính Axit Dương, chỉ có hạt Kê, diêm mạch là thuộc nhóm Kiềm Dương
2. Các loại hạt thuộc nhóm có tính Axit Âm, tuy nhiên nhóm hạt thì tính Âm nhiều hơn nhóm đậu đỗ. Các loại đậu có màu sắc đậm thì sẽ Dương hơn các loại đậu có màu sáng hơn.
3. Nhóm đậu đỗ có tính Axit Âm, trong đó Âm nhất là đậu nành nên loại hạt này cần xử lý cẩn thận và chỉ nên dùng vào mùa hè, dùng vào mùa đông, tính Âm khiến cơ thể lạnh hơn, dễ gây cảm cúm. Những người bị bệnh ung thư, u bướu, bệnh liên quan đến tuyến giáp hoặc bệnh Âm không nên dùng đậu nành.
4. Các loại củ quả: có để cả vỏ hay không tùy thuộc khẩu vị và sở thích của từng người, tuy nhiên để vỏ thì sẽ quân bình Âm Dương hơn.
5. Các loại đường tạo ngọt dù là đường thô vẫn mang tính Axit Âm
Như vậy, tất cả các nguyên liệu của món sữa hạt đa số đều là Axit, nếu chúng ta không khéo léo trong khâu xử lý thì món này sẽ làm Axit hóa dòng máu.
Chúng ta nên chọn các loại hạt ngũ cốc và đậu đỗ có tính Dương hơn để dùng vào mùa thu đông và các loại ngũ cốc, đậu đỗ có tính Âm hơn vào mùa xuân, hè.
Để món ăn quân bình và có lợi cho sức khỏe thì cần chú ý cách chế biến sao cho Âm Dương cân bằng và đạt được tính Kiềm với độ PH khoảng 7.4 thì sẽ hạn chế các bệnh tật nảy sinh.
3. Xử lý nguyên liệu
1. Nhóm ngũ cốc:
Gạo lứt đỏ: ngâm khoảng 8 tiếng
Gạo lứt trắng và đen: ngâm khoảng 2-4 tiếng
Các loại mạch nguyên hạt: ngâm 8 tiếng trở lên.
Các loại cán vỡ như yến mạch cán dẹt có thể không cần ngâm.
2. Nhóm đậu đỗ:
Xem thêm: Bảng ngâm các loại hạt
Bởi bản chất các loại đậu đều có tính Axit, nếu chúng ta không ngâm để loại bỏ các các chất ức chế enzyme, phytates, tannin, và goitrogens thì các chất này sẽ dạ dày của chúng ta rất nặng nề và khó tiêu.
Ngoài ra, điều lưu ý quan trọng:
- Nhóm đậu đỗ:Tất cả các loại đậu nên được nấu chín với rong biển, Kombu (Phổ tai) để quân bình Âm Dương, Axit và Kiềm.
Sau khi xử lý thật tốt, chúng ta có thể cho các loại hạt này vào tủ lạnh rồi bỏ ra dùng dần
- Nhóm hạt: có thể ngâm hoặc không ngâm, nhưng tốt nhất là chúng ta nên rang chín trước khi làm sữa.
4. Kết hợp các loại thực phẩm trong làm sữa hạt
- Nên chọn một loại ngũ cốc, 1 loại hạt, 1 loại đậu và 1 loại rau củ quả thì sẽ quân bình Âm Dương hơn.
- Không nên chọn nhiều loại đậu và nhiều loại hạt để làm cùng 1 món sẽ bị thừa Axit.
- Hạt kê và diêm mạch là ngũ cốc nên cho vào tất cả các món sữa hạt vì đây là hạt có tính Kiềm, nếu bạn không thích vị của chúng, thì có thể chỉ cho một ít vào cũng được, tuy nhiên với 2 loại ngũ cốc này thì cần phảm ngâm từ 8 tiếng trở lên.
- Khi nấu sữa hạt, nên cho muối hồng Himalaya hoặc muối thô (là muối chưa hầm) để tăng tính Kiềm.
- Các loại sữa hạt đều nên nấu thô, sau đó cho thêm các loại đường vào sau với lượng rất nhỏ. Có thể tạo ngọt bằng các loại quả ngọt: táo đỏ, chà là, để tạo thêm vị ngọt tự nhiên cho sữa.
5. Tỷ lệ các loại trong sữa hạt
Ngũ cốc: chiếm khoảng 50-60%
Đậu đỗ và hạt: tối đa khoảng 20%
Các loại tạo ngọt và rau củ quả khác: khoảng 20-30%
Muối: 1 nhúm nhỏ
6. Các lưu ý khác
Nên dùng máy xay công suất lớn, có thể xay mịn không lọc bã để giữ lại nhiều chất xơ, đồng thời cũng quân bình Âm Dương, Axit và Kiềm hơn.
Sữa hạt nên được uống khi còn nóng sẽ dễ hấp thu hơn.
Nên uống xa bữa ăn hoặc sau bữa ăn vì sữa hạt dễ gây đầy bụng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Không nên cho nhiều loại hạt quá sẽ khó uống và khó hấp thu, nên thay đổi mỗi ngày làm một loại sẽ tốt hơn.
Chúc các bạn có thể tạo ra nhiều công thức sữa hạt tốt cho gia đình.